TỌA ĐÀM “Vùng đất Sài Gòn của 3.000 năm về trước – Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)”
Sáng ngày 26/11/2022, tại Gallery Lý Thị, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Vùng đất Sài Gòn của 3.000 năm về trước – Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)” với sự tham gia của hai diễn giả: PGS.TS Đặng Văn Thắng – Giảng viên khoa Lịch sử Trường Đại học KHXN&NV TP. Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh; TS. Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử. Đây là hoạt động hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 17.
Đến tham dự buổi lễ có sự hiện diện của các vị đại biểu: Võ Thị Hồng Ngân - Phó trưởng phòng quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa & Thể thao TP. Hồ Chí Minh), bà Lê Tú Cẩm - Chủ tịch Hội Di sản Tp.Hồ Chí Minh; bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền - Giám đốc Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh cùng đông đảo các em học sinh trường THCS Văn Lang và Trần Văn Ơn (Quận 1).
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Đặng Văn Thắng - người tham gia trực tiếp cuộc khai quật năm 1994 đã có những chia sẻ về thông tin cuộc khai quật, những đặc trưng về loại hình hiện vật, di tích, mối quan hệ giao lưu giữa các khu vực thông qua các hiện vật. Từ đó, tái hiện lại bức tranh lịch sử của cư dân thời bấy giờ. Cùng với đó, TS.Hoàng Anh Tuấn - người tham gia đợt thám sát, khai quật năm 2019, 2022 cũng có những chia sẻ về giá trị lịch sử - văn hóa, những phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Giồng Cá Vồ trong sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh.
PGS.TS Đặng Văn Thắng chia sẻ những thông tin về di tích Giồng Cá Vồ qua đợt khai quật năm 1994
TS.Hoàng Anh Tuấn chia sẻ những giá trị, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích
Giồng Cá Vồ thuộc địa phận ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đây là một giồng đất đỏ cao hơn bề mặt xung quanh trung bình khoảng 1,5m, có diện tích rộng khoảng hơn 15.000 đến 16.000m2. Trên bề mặt giồng xuất lộ dày đặc các dấu tích khảo cổ, đó là các mảnh gốm vỡ phân bố dày đặc với nhiều màu sắc và loại hình khác nhau, trên nền đất bazan màu nâu đỏ và đất mùn màu nâu xám, cho thấy mật độ phân bố di tích khá lớn và dày đặc tại đây. Với địa hình địa thế khá thuận lợi, gần cửa sông, cửa biển, cho nên nơi đây đã được các cộng đồng cư dân cổ lựa chọn là nơi tụ cư và tiến hành các hoạt động khai thác kinh tế khác. Qua 02 lần khai quật có quy mô lớn vào năm 1994 và 2021-2022, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm mộ chum, di cốt và hiện vật bằng các chất liệu như gốm, thủy tinh, đá... có niên đại khoảng 2.300 đến khoảng 3.000
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm: