Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã được chứng minh bằng sự bùng nổ liên tiếp các cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược, trong đó khởi nghiã Lam Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dân tộc.
Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, bắt đầu việc xây dựng lại đất nước. Dưới thời Lê, công cuộc khẩn hoang lập ấp được đẩy mạnh; nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao… Văn minh Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.
Từ năm 1527, khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, chế độ quân chủ Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: Họ Nguyễn rồi họ Trịnh khôi phục triều Lê và gây nên nội chiến Lê – Mạc (1527-1592), Trịnh - Nguyễn (1627-1672) chia cắt đất nước. Khắp nơi, nông dân đã nổi dậy chống chế độ quân chủ áp bức.
Thời gian này, nhân dân Đại Việt hoàn thành công cuộc khẩn hoang ở phương Nam và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với phương Tây. Chữ Quốc ngữ - chữ Việt ra đời.