Phòng 6 - Văn hóa Champa (Thế kỷ 2 - 17)
Nền nghệ thuật của các vương quốc Champa cổ xưa có ảnh hưởng của Ấn Độ giữ một vị trí đáng chú ý trong di sản văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh các tác phẩm của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử - thành phố Hồ Chí Minh đang luu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Chăm lớn nhất thế giới.
Chủ yếu tập trung ở dọc bờ biển miền Trung và miền Nam, các vương quốc Champa cổ xưa rất phát triển về mặt chính trị và kinh tế trong những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Những vương quốc này nổi lên chủ yếu do mối quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Đong Nam Á và Ấn Độ. Lịch sử của các vương quốc này đã được phục dựng một phần thông qua các văn bản của Trung Quốc (Biên niên sử các triều đại, báo cáo của các sứ thần), các bản khắc bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ, cũng như những cuốn Biên niên sử các triều đại Việt Nam.
Rất nhiều ngôi đền cổ bằng gạch nằm tập trung ở tỉnh Quảng Nam và Bình Định, cũng như các bức tượng được tìm thấy ở vùng đất Chăm xưa cho thấy người Chăm rất quan tâm đến hai tôn giáo chính của Ấn Độ: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Với những hiện vật độc nhất như bức tượng Devi Hương Quế nổi tiếng, bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử - thành phố Hồ Chí Minh còn bao gồm nhiều tượng Phật bằng đồng rất quý hiếm.